Hotline: 024 2200 9188
Menu

TÌNH TRẠNG RÁC THẢI TẠI NÔNG THÔN

Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật .

TÌNH TRẠNG RÁC THẢI TẠI NÔNG THÔN

Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật . Khoảng trên 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào môi trường.

Hiện nay rác thải sinh hoạt nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm do lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Công tác thu gom và xử lý rác thải còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường.

Rác thải ở khu vực nông thôn có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mức độ gây ô nhiễm, tùy theo nguồn phát sinh và được phân loại theo ba nhóm chính là rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp và rác thải làng nghề. Trong đó, rác thải sinh hoạt có đặc trưng là thành phần hữu cơ, dễ phân hủy, chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 65 - 70% tổng lượng rác thải.

Ðối với loại rác thải từ nông nghiệp như bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và từ các làng nghề thì thành phần vô cơ và các hợp chất độc hại, khó phân hủy là mối nguy hại lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và gây hại cây trồng.

  1. Thu gom rác như thế nào

+ Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).

+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.

+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.

 

+ Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.

+ Thiêu đốt: Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.1000C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.

+ Chế biến phân compost: Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost dùng trong nông nghiệp.

Để quản lý công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa phương này, mỗi thôn (hoặc xóm, tổ) thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc. Tuy nhiên, việc để hộ dân tự xử lý rác thải nông thôn trong trường hợp này cũng chỉ là tạm thời, việc ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra là điều không thể tránh khỏi.

Khuyến khích người dân nên có 2-3 thùng rác tại nhà để phân loại rác thải. Do nông thôn là nơi thải ra rất nhiều rác thải hữu cơ nên việc tái chế rác thải cũng không quá khó khăn.

ĐẠI LÝ THÙNG RÁC VÀ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN DÙNG chuyên cung cấp các loại thùng rác được sản xuất từ nhựa cao cấp thích hợp với mọi điều kiện môi trường. Mọi người hãy trang bị thùng rác tại nhà để góp phần chung tay bảo vệ môi trường và công ty chúng tôi hân hạnh cùng đồng hành cùng bà con nông thôn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

 

 

Các bài viết khác

Call: 024 2200 9188 -